My buồn lắm, em suy sụp thấy rõ, tôi thương vợ nhưng không thể ngồi nhà để sớm tối an ủi em, mà phải cố gắng đi làm thật đều, lại nhận thêm công việc thiết kế ngoài giờ để tăng thêm thu nhập, vì hai vợ chồng chỉ còn trông vào một suất lương của tôi.
Tuy vậy suốt nửa năm My ở nhà, tôi không để em phải thiếu tiền tiêu. Tôi cũng chưa bao giờ phải để My có lời với tôi là em cần tiền cho việc nọ, việc kia mà tôi luôn chủ động bỏ vào ví cho vợ, để em khỏi mặc cảm là mình nhận tiền của chồng do thất nghiệp.
Tôi còn khuyên My đến nhà bạn bè cũ hoặc về quê thăm bố mẹ cho khuây khoả. Tôi rất vui là gần đây My đã hồi phục được sức khoẻ, ngoài mấy người bạn thân hồi còn đi học, My còn có thêm hai người phụ nữ, chắc lớn tuổi hơn My vì nghe em gọi là chị.
Hai người này thường rủ My đi xem bói, có khi đi đến vài ngày vì thầy bói giỏi đó ở một tỉnh cách nhà tôi đến vài trăm cây số. Thực ra tôi cũng không ham mấy chuyện bói toán này và cũng không tin những lời họ phán bảo. Nhưng thấy vợ tôi sau mỗi lần đi xem bói về, tinh thần có vẻ tốt hơn, vui hơn nên tôi cũng không ngăn cản em làm gì.
Rồi không biết thầy giỏi giang hay là sự trùng hợp mà My đã có việc làm với mức lương khá ổn chỉ sau lời phán của thầy đúng 10 ngày. Vậy là tháng lương đầu tiên My mua lễ vật, bỏ tiền vào phong bì đến hậu tạ thầy bói đó hơn một nửa.
Vợ đi làm có lương, cuộc sống của vợ chồng tôi dần ổn định, lại thấy sức khoẻ của vợ khá lên nhiều, tôi bàn với vợ là cố gắng có bầu lần nữa, vì tôi cũng đã bước vào tuổi 35. Nhưng vợ bảo cứ thư thư, mới xin được việc làm chưa lâu, để em tích góp một thời gian nữa rồi sẽ cho tôi được toại nguyện.
Tưởng rằng mọi chuyện êm đẹp, vợ sẽ không ham chuyện bói toán nữa, nhưng ngày nghỉ My vẫn cùng hai người phụ nữ kia lúc đi xe máy, khi thì ô tô, có khi đi cả bằng tàu hoả đến những nơi được cho là có thầy giỏi để xem bói như một người nghiện.
My đi làm đã được hơn 1 năm, thu nhập của em cũng thuộc loại tốt nhưng chưa thấy em để dành được đồng nào như kế hoạch đã định. Ngược lại váy áo, son phấn, giày túi em sắm liền liền, có những chiếc váy, chiếc túi nghe là hàng thời trang cả vài triệu bạc, mà chỉ thấy em sử dụng một đôi lần rồi bỏ xó. Tiếc tiền nhưng không dám nói vì tôi sợ làm vợ buồn, vả lại đó là tiền của vợ làm ra nên nghĩ mình cũng khó ngăn cản...
Thế rồi gần đây thay vì hai người phụ nữ đến đón em đi xem bói, tôi lại thấy một thanh niên trẻ khoẻ, ăn mặc trau chuốt đến tháp tùng em đến nhà các thầy bói, có khi em và cậu ta đi qua đêm mà khi về tôi có hỏi thì em lại tỏ vẻ khó chịu rằng em đến nơi linh thiêng, không được ghen tuông, báng bổ vô lối như vậy.
Không thể yên tâm, không thể không có nghi ngờ khi vợ và cậu thanh niên kia quấn quýt, thân mật với nhau như thế nên tối qua khi vợ váy áo, son phấn ngồi sau xe máy của cậu ta ra khỏi nhà, tôi cũng lên xe bám theo họ.
Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh vợ mình được cậu thanh niên đó ôm eo vào một khách sạn cách nhà đến hơn chục cây số. Tôi đã đứng đến thật khuya để đợi vợ và được nghe vợ trơ trẽn giải thích rằng "thầy bói bảo em phải trả tình cho người thanh niên này vì kiếp trước em "nợ" anh ta, nếu em muốn sống yên ổn thì phải nghe lời thầy".
Sau ly hôn, thay vì tập trung chăm sóc con gái, vợ tôi lại mải mê hẹn hò, yêu đương. Khi bị người ta lừa tình, cô ấy gọi chồng cũ đến giải quyết.
" alt=""/>Bắt quả tang vợ vào nhà nghỉ với trai trẻ để 'trả nợ tình từ kiếp trước'Giang Thanh hiện là giảng viên Đại học Clemson (South Carolina, Mỹ), nhưng hành trình để đi đến miền tri thức này không hề dễ dàng.
“Vốn ngoại ngữ của cô bé 10 tuổi sang Mỹ chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Sống, giao tiếp đã là một việc khó, học tập và hòa nhập càng khó hơn”, Giang Thanh cho biết.
![]() |
Giang Thanh sang Mỹ học tập và mưu sinh từ khi mới 10 tuổi. |
Giang Thanh sinh năm 1983 tại Bến Tre và lớn lên tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình trí thức.
Ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Giang Thanh, nữ sinh của trường Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho) đã ý thức được bản thân sẽ noi theo bốn đời làm giáo viên của gia đình. Cô luôn tâm niệm phải học giỏi, phải luôn thử thách chính mình, biến mình thành phiên bản hoàn hảo hơn của bản thân.
Sang Mỹ tiếp tục con đường học hành, đó là điều mà Giang Thanh cùng ba mẹ nghĩ đến để giúp Giang Thanh đạt mơ ước. Tuy nhiên, quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào cô bé ham học và cá tính như Giang Thanh.
“Thanh rất sợ khi nghĩ đến việc phải rời xa vòng tay mẹ và gia đình để đến một nơi xa lạ. Nhưng trong sự lo sợ ấy lại có sự háo hức vì mình sắp được khám phá một chân trời mới, giúp mình thực hiện được ước mơ hoài bão vươn cao, vươn xa. Vì thế, Giang Thanh quyết định xin ba mẹ cho đi học ở Mỹ”.
Thế là cô bé 10 tuổi bắt đầu cuộc hành trình của mình đến một chân trời mới lạ. Những ngày đầu tiên khi xa Việt Nam, Giang Thanh không thể ngờ được rằng bản thân mình lại nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương nhiều đến thế.
Những háo hức buổi ban đầu khi cất bước lên đường dường như bị nỗi nhớ nhung và cô đơn vùi lấp, khiến cô bé khóc ròng mỗi đêm. Muôn vàn cảm xúc lẫn lộn, lo lắng, hối tiếc, rồi lại tự nhủ bản thân hãy can đảm lên… cứ thế hòa thành một cảm xúc khó tả.
Rồi bắt đầu đến việc đi học. Lúc đó, vốn ngoại ngữ của Giang Thanh rất ít, chỉ có thể giao tiếp đơn giản. Việc hòa nhập vào cuộc sống, vào trường lớp, bạn bè cũng trở thành gánh nặng tâm lý cho cô bé.
“Giang Thanh phải cố gắng bằng 300% các học sinh khác”, cô nói. Và để hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ, ngoài việc đi học, Giang Thanh thường xuyên đến thư viện, chơi thể thao, tenis… để có thêm nhiều bạn mới rồi học hỏi từ họ.
Điều mà Giang Thanh cảm nhận rõ ràng nhất khi bước đầu hòa nhập cuộc sống chính là “sốc văn hóa”. Trong suốt một năm ở trong tình trạng này, cô bé Giang Thanh mới quen dần và ổn định tinh thần để tiếp tục học tập.
Giang Thanh cũng cho rằng, ngoài những gian khó thì bản thân cô cũng khá may mắn khi trong quãng thời gian học tiểu học cô đã gặp được nhiều giáo viên tốt và những người bạn tốt, được giúp đỡ và động viên rất nhiều để cô vững vàng hơn.
Muốn muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào
![]() |
Giang Thanh thành thạo 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật, Việt. |
Bước vào trung học, đại học, vốn tiếng Anh của Giang Thanh đã tiến bộ hơn rất nhiều, cô bắt đầu đi làm thêm để kiếm thu nhập, trang trải cuộc sống, nhưng vẫn đặt việc học lên hàng đầu.
Khi có trong tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp NC State University tại Raleigh (Mỹ), Giang Thanh đã tự học, mày mò một mình để sau đó một thời gian, cô thành thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt.
Nói về vốn ngoại ngữ này, Giang Thanh cho biết, cô không coi đó là việc học, mà đó là một sở thích trong cuộc sống vì cô thích tiếp thu những nền văn hoá mới.
“Ngôn ngữ chính là một phần quan trọng trong văn hoá của mỗi đất nước. Và Thanh cũng có một số người bạn đến từ các đất nước đó, họ cũng rất thích Việt Nam và cũng giúp đỡ Thanh rất nhiều. Nên Thanh đã quyết định học những ngôn ngữ này”, Á hậu cho biết.
Cô cũng tiết lộ thêm, động lực để cô sống và học tập chính là mong muốn cuộc sống của mình tốt hơn, đồng thời muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào.
Tốt nghiệp đại học vào năm 2014, Giang Thanh trở thành giảng viên Đại học Clemson, dành trọn tâm sức của mình để tiếp nối uớc mơ cho các bạn du học sinh đến từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Sáu năm qua, cô luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm kiến thức và không ngừng học hỏi.
Du học từ năm 10 tuổi, Giang Thanh tự hào là “người đi trước” đầy kinh nghiệm, hiểu những khó khăn của du học sinh để giúp đỡ các em một cách tốt nhất, dễ dàng và hiệu quả nhất. Cô cũng tự hào rằng, gia sản lớn nhất mà cô có lúc này chính là sự thành công của các du học sinh mà cô đã giúp đỡ tại Mỹ.
Giang Thanh hiện là giảng viên đại học Đại học Clemson (Mỹ) chuyên ngành Nông nghiệp. Năm 2002 cô đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ. Năm 2003, tại trường Đại học Nông nghiệp NC State University, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi thể thao. Năm 2016, Giang Thanh giành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu. Năm 2019, cô giành danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali. |
Sinh ra ở Bến Tre và lớn lên ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình bốn đời làm giáo viên, Giang Thanh cũng kế thừa truyền thống đó, bắt đầu con đường học tập của mình từ rất sớm.
" alt=""/>Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt thành thạo 4 thứ tiếng, du học từ năm 10 tuổiTrước nguy cơ dịch bệnh lây lan cao trong cộng đồng, mỗi người dân cần có ý thức chấp hành các quy định phòng, chống dịch và thay đổi lối sống tích cực, để phát triển kinh tế và chung sống an toàn với dịch bệnh.
“Vững vàng Việt Nam” là chương trình thực hiện theo hình thức truyền hình thực tế kết hợp phóng sự. Chương trình mang đến những trải nghiệm thực tế tại các địa điểm tập trung đông người, có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19. Từ đó, truyền thông để người dân duy trì thói quen vệ sinh, thực hành lối sống an toàn trong “trạng thái bình thường mới”.
![]() |
Nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Cục Quản lý Môi trường Y tế -Bộ Y tế phối hợp Quỹ Unilever Việt Nam (UVN) và Đài Truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình truyền hình (TV show) “Vững vàng Việt Nam”.
Chương trình hướng tới mọi lứa tuổi khán giả với những thông điệp dễ hiểu, dễ làm, hiệu quả, cùng với phong cách thể hiện hấp dẫn, trẻ trung, tươi vui. Trong đó, đối tượng đặc biệt được hướng đến là những người dân đang sinh sống, làm việc tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Mỗi tập trong chương trình TV show Vững vàng Việt Nam sẽ đưa người xem tới một địa điểm, không gian cụ thể và phân tích những mối hiểm họa mà họ có thể phải đối mặt. Đó là những môi trường đặc biệt như bến xe, bệnh viện, sân bay, cửa khẩu, trại dưỡng lão, nhà hàng, quán ăn, phố đi bộ… nơi tiềm ẩn những nguồn lây nhiễm “vô hình” mà chúng ta khó nhận diện.
Từ tình huống cụ thể, chương trình mang đến những hướng dẫn, khuyến cáo của các chuyên gia, giúp người xem biết xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm một cách tối đa. Chương trình cũng sẽ gợi ý về những “bí kíp sống” an toàn hơn trong “trạng thái bình thường mới” mà mỗi người dân đều có thể thay đổi và ứng dụng một cách linh hoạt.
Không chỉ là khán giả, người dân còn có thể bất ngờ trở thành nhân vật chính trong TV show để có những trải nghiệm thực tế nhất từ chương trình.
Gói gọn trong thời lượng 3 phút, không quá dài đối với một chương trình truyền hình thực tế, song “Vững Vàng Việt Nam” sẽ giống như một cuốn “cẩm nang bỏ túi”, truyền tải thông tin một cách sống động, đầy đủ để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân, tạo hiệu ứng lan tỏa ra cộng đồng. Tất cả cùng đồng lòng vì một Việt Nam vững vàng trong công cuộc phòng, chống đại dịch.
Đón xem TV show Vững vàng Việt Nam vào lúc 18h25, Thứ 5 và Thứ 7 hàng tuần. Phát sóng trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình TV show Vững Vàng Việt Nam là một phần nằm trong chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” đã được Cục Quản lý Môi trường Y tế-Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam phát động cuối tháng 4/2020. Đặt mục tiêu tiếp cận ít nhất 25 triệu người,“Vững vàng Việt Nam” sẽ tiếp tục cổ vũ và biểu dương quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lạc quan của người dân đồng lòng cùng Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ ngành và chính quyền địa phương chiến thắng dịch bệnh. |
Doãn Phong
" alt=""/>Vững vàng Việt Nam